Những điều cần biết khi bảo trì thang máy chung cư

Bảo trì thang máy chung cư là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi mỗi toà chung cư là nơi chung sống của hàng nghìn người. Ở chung cư, mọi người di chuyển hầu hết bằng thang máy nên bảo trì thang máy thường xuyên chính là bảo đảm an toàn của hàng nghìn người sinh sống tại đây. Vậy bảo trì thang máy chung cư là làm những gì, cùng Itek Elevator tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bảo trì thang máy là gì? Tại sao cần bảo trì thang máy chung cư

Bảo trì thang máy là quá trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận của thang máy để đảm bảo chúng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và liên tục. Quá trình này bao gồm các hoạt động như kiểm tra định kỳ, vệ sinh, bôi trơn các bộ phận cơ khí, kiểm tra hệ thống điện và điều khiển, thay thế các linh kiện bị hỏng hoặc mòn, và thực hiện các thử nghiệm an toàn.

bảo trì thang máy

Tại sao cần bảo trì thang máy chung cư

  • Đảm Bảo An Toàn: Bảo trì định kỳ giúp phát hiện và sửa chữa kịp thời các sự cố tiềm ẩn, ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra. Đảm bảo rằng tất cả các hệ thống an toàn (cảm biến, hệ thống phanh khẩn cấp, hệ thống báo cháy) hoạt động hiệu quả, bảo vệ tính mạng và tài sản của cư dân.

  •  Duy Trì Hiệu Suất Hoạt Động: Bảo trì thường xuyên giúp thang máy hoạt động liên tục mà không bị gián đoạn do sự cố kỹ thuật. Phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề kỹ thuật sẽ giảm thiểu chi phí sửa chữa lớn và kéo dài tuổi thọ của thang máy.

  • Tăng Tuổi Thọ Thiết Bị: Thường xuyên bôi trơn và bảo dưỡng các bộ phận cơ khí giúp giảm mài mòn và hỏng hóc, tăng tuổi thọ của thang máy.

  • Tuân Thủ Quy Định Pháp Luật: Theo thông tư số 15/2018/TT-BLĐTBXH của bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội đưa ra về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy.

  • Tạo Sự An Tâm Cho Cư Dân: Cư dân sẽ cảm thấy an tâm hơn khi biết rằng thang máy trong tòa nhà của họ được bảo trì thường xuyên và an toàn để sử dụng. Một thang máy hoạt động tốt góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tiện nghi cho cư dân trong chung cư.

>> Xem thêm: Các tiêu chuẩn lựa chọn thang máy cho chung cư nhằm đảm bảo an toàn

Dấu hiệu nhận biết thang máy cần được bảo trì

Dấu hiệu nhận biết thang máy cần được bảo trì

Trung bình thang máy chung cư sử dụng nhiều nên khoảng 1-2 tháng bảo trì 1 lần tuy nhiên nhiều chung cư vẫn chưa tuân thủ thời gian bảo trì thang máy gây lo ngại cho cư dân. Bởi vậy nếu cư dân thấy thang máy có những hiệu sau đây thì nên đề xuất cho ban quản lý để đăng ký bảo trì:

1.Âm Thanh Bất Thường: Nếu bạn nghe thấy tiếng kêu lạch cạch, rít hoặc tiếng ồn không bình thường khi thang máy hoạt động, đó có thể là dấu hiệu các bộ phận cơ khí hoặc hệ thống điện đang gặp vấn đề. Hoặc đôi khi là tiếng kêu lớn khi thang máy dừng lại hoặc khi cửa mở/đóng cũng là một dấu hiệu cần chú ý.

2. Hiệu Suất Hoạt Động Giảm: Nếu thang máy mất nhiều thời gian hơn bình thường để đến tầng bạn yêu cầu và khi đi thang máy di chuyển không mượt mà, có hiện tượng giật cục khi lên hoặc xuống.

3. Sự Cố Khi Sử Dụng: Trường hợp thang máy dừng đột ngột giữa các tầng hoặc không hoạt động sau khi bạn nhấn nút gọi. Hoặc cửa thang máy không mở khi đến tầng hoặc không đóng kín khi hoạt động.

4. Biểu Hiện Trên Bảng Điều Khiển: Đèn báo trên bảng điều khiển hiển thị mã lỗi hoặc thông báo sự cố hoặc không hiện đèn khi đã chọn tầng.

5. Tình Trạng Vật Lý Của Thang Máy: Các bộ phận như nút bấm, tay vịn, sàn thang máy bị mòn, hỏng hóc hoặc bị kẹt. Đôi khi cũng có hiện tượng rò rỉ dầu mỡ từ các bộ phận cơ khí, gây bẩn hoặc trơn trượt.

Nếu như bạn đang có nhu cầu muốn bảo trì thang máy cho các hạng mục, hãy tham khảo dịch vụ bảo trì thang máy gia đình của iTEK.

Bảo trì thang máy chung cư là làm những việc gì?

1. Kiểm Tra Chức Năng Vận Hành Của Hệ Thống Điều Khiển Thang Máy Chung Cư Trên Phòng Máy

Kiểm Tra Chức Năng Vận Hành Của Hệ Thống Điều Khiển Thang Máy Chung Cư Trên Phòng Máy

  • Chế độ nạp điện của bộ cứu hộ: Đảm bảo rằng hệ thống cứu hộ luôn sẵn sàng và có đủ năng lượng để hoạt động trong trường hợp khẩn cấp.

  • Tình trạng cáp thép và puly: Kiểm tra độ mòn, độ căng của cáp thép và tình trạng hoạt động của các puly.

  • Bộ hạn chế tốc độ: Đảm bảo bộ hạn chế tốc độ hoạt động chính xác để ngăn ngừa thang máy chạy quá tốc độ an toàn.

  • Rơ le và contactor: Kiểm tra hoạt động của các rơ le và contactor để đảm bảo chúng phản hồi đúng cách trong mọi tình huống.

2. Kiểm Tra Động Cơ

Kiểm Tra Động Cơ

  • Chất lượng và mức dầu trong động cơ: Kiểm tra và bổ sung dầu động cơ nếu cần thiết để đảm bảo động cơ hoạt động trơn tru.

  • Hệ thống phanh của động cơ: Đảm bảo hệ thống phanh của động cơ hoạt động tốt và hiệu quả.

  • Tốc độ của động cơ: Kiểm tra và đảm bảo động cơ hoạt động ở tốc độ ổn định và đúng chuẩn.

  • Lực tải của động cơ: Đảm bảo động cơ có đủ lực tải để vận hành thang máy một cách an toàn và hiệu quả.

3. Kiểm Tra Hệ Thống Đường Ray Dẫn Hướng

Kiểm Tra Hệ Thống Đường Ray Dẫn Hướng

  • Điểm nối ray: Kiểm tra các điểm nối ray để đảm bảo không có vết nứt hoặc hỏng hóc.

  • Liên kết ray với bracket, bracket với vách, mối hàn ray: Đảm bảo tất cả các liên kết này đều chắc chắn và không có dấu hiệu bị lỏng hoặc hỏng.

4. Kiểm Tra Hệ Thống Liên Kết Cabin Thang Máy

Kiểm Tra Hệ Thống Liên Kết Cabin Thang Máy

  • Đầu treo cáp cabin và đối trọng: Kiểm tra các đầu treo cáp để đảm bảo chúng không bị mòn hoặc lỏng.

  • Ecu khóa cáp: Đảm bảo ecu khóa cáp hoạt động tốt và giữ cáp chắc chắn.

  • Quạt thông gió: Đảm bảo quạt thông gió hoạt động để giữ cabin thoáng mát.

  • Công tắc hạn chế hành trình trên: Kiểm tra công tắc này để đảm bảo thang máy không vượt quá hành trình cho phép.

  • Guốc trượt và chất lượng dầu ray: Kiểm tra guốc trượt và đảm bảo dầu ray luôn ở mức đủ để hoạt động mượt mà.

  • Độ căng đều của cáp: Đảm bảo tất cả các cáp đều căng đều để tránh tình trạng lệch hoặc không cân bằng.

5. Kiểm Tra Hệ Thống Chiếu Sáng và Liên Lạc An Toàn Ở Trong Cabin

Kiểm Tra Hệ Thống Chiếu Sáng và Liên Lạc An Toàn Ở Trong Cabin

  • Hệ thống đèn trong cabin: Đảm bảo đèn chiếu sáng hoạt động và đủ sáng.

  • Chuông cứu hộ: Kiểm tra chuông cứu hộ để đảm bảo nó phản hồi nhanh chóng khi được kích hoạt.

  • Intercom và photocell cửa: Đảm bảo hệ thống liên lạc và cảm biến cửa hoạt động tốt.

  • Rãnh dẫn hướng cửa cabin, khe hở cửa: Kiểm tra và đảm bảo các rãnh dẫn hướng và khe hở cửa không bị kẹt hoặc có dấu hiệu hỏng hóc.

6. Kiểm Tra Chất Lượng Vận Hành Hệ Thống Cửa Tầng

Kiểm Tra Chất Lượng Vận Hành Hệ Thống Cửa Tầng

  • Bảng điều khiển: Đảm bảo bảng điều khiển hoạt động chính xác và không có lỗi.

  • Khe hở cửa tầng: Kiểm tra và đảm bảo khe hở cửa tầng không quá lớn hoặc quá nhỏ.

  • Khóa cửa tầng: Đảm bảo khóa cửa tầng hoạt động tốt và an toàn.

7. Kiểm Tra Đánh Giá Quá Trình Hoạt Động và Vận Hành Của Thang Máy

Kiểm Tra Đánh Giá Quá Trình Hoạt Động và Vận Hành Của Thang Máy

  • Chất lượng vận hành của hệ thống thang: Đánh giá toàn bộ quá trình vận hành để đảm bảo thang máy hoạt động mượt mà và ổn định.

  • Chất lượng hoạt động của hệ thống cứu hộ: Đảm bảo hệ thống cứu hộ sẵn sàng hoạt động khi cần thiết.

  • Tốc độ dừng và chạy của thang máy: Kiểm tra và đảm bảo thang máy dừng và chạy đúng tốc độ quy định, không bị giật cục hoặc trễ.

Báo giá các gói bảo trì thang máy chung cư tại Hà Nội

Báo giá các gói bảo trì thang máy chung cư tại Hà Nội

Hiện nay tại Hà Nội có nhiều gói bảo trì thang máy chung cư, bạn có thể đăng ký bảo trì theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Giá cả sẽ phụ thuộc vào các gói bạn đăng ký hoặc hệ thống thang máy bạn lắp đặt. Nếu hệ thống thang máy chung cư là các dòng nhập khẩu nguyên chiếc thì chi phí bảo trì sẽ cao hơn so với các dòng liên doanh.

  • Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc:

  • Với các thang máy nhập khẩu nguyên chiếc thì chi phí sẽ cao hơn vì công nghệ độc quyền do các hãng nước ngoài sản xuất nên ít có trên thị trường.

  • Trung bình giá bảo trì thang máy ngoại nhập dao động ở mức 2.000.000 đến 4.000.000 đồng trên một lần bảo trì.

  • Thang máy liên doanh trong nước

  • Với những dòng này thì chi phí sẽ rẻ hơn do không phải nhập khẩu phụ kiện từ nước ngoài, ta có thể đăng ký bảo trì tại chính doanh nghiệp mà ta lắp đặt.

  • Trung bình giá bảo trì thang máy liên doanh dao động ở mức 400.000 đến 800.000 đồng trên một lần bảo trì.

Hiện tại iTEK đang có dịch vụ bảo trì thang máy phục vụ 24/7, các bạn có thể tham khảo để biết thêm chi tiết.

Qua bài viết mà Itek Elevator chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề bảo trì thang máy chung cư để ứng dụng vào chính cuộc sống của mình. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và muốn tư vấn về các dịch vụ bảo trì thang máy thì vui lòng liên hệ qua địa chỉ:

  • Địa chỉ: Tầng 8,Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội

  • Hotline: 096 222 0880

Messenger