Mọi người thường có suy nghĩ rằng thang máy đi ít thì không cần phải bảo trì nhiều, tuy nhiên sự thật là dù không đi thì các bộ phận chức năng của thang máy cũng xảy ra các hao mòn tự nhiên. Thang máy gia đình cũng ít được quan tâm về bảo trì nhất vì họ cũng có suy nghĩ như kia. Vậy nên trong bài viết này Itek Elevator sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức về bảo trì thang máy gia đình.
Bảo trì thang máy gia đình là quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, và sửa chữa các bộ phận của thang máy gia đình để đảm bảo chúng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả và liên tục. Quá trình này bao gồm các hoạt động như kiểm tra định kỳ, vệ sinh, bôi trơn các bộ phận cơ khí, kiểm tra hệ thống điện và điều khiển, thay thế các linh kiện bị hỏng hoặc mòn, và thực hiện các thử nghiệm an toàn.
Lý do nên bảo trì thang máy gia đình
Đảm Bảo An Toàn: Phát hiện và khắc phục sớm các hỏng hóc tiềm ẩn để ngăn ngừa tai nạn và sự cố bất ngờ.
Duy Trì Hiệu Suất Hoạt Động: Đảm bảo thang máy hoạt động mượt mà và ổn định để giảm thiểu tình trạng hỏng hóc và gián đoạn.
Kéo Dài Tuổi Thọ Thiết Bị: Bảo vệ và duy trì các bộ phận của thang máy để tránh mài mòn và hỏng hóc các thiết bị thang máy sớm.
Tiết Kiệm Chi Phí Sửa Chữa: Giảm thiểu chi phí sửa chữa lớn bằng cách phát hiện sớm các vấn đề nhỏ để tránh phải thay thế các bộ phận đắt tiền do thiếu bảo dưỡng.
Thời gian bảo trì thang máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất sử dụng, môi trường và loại thang máy gia đình đang sử dụng. Dưới đây là một số thông tin chung về thời gian bảo trì thang máy gia đình.
Thường với các thang máy gia đình, thời gian bảo trì sẽ rơi vào khoảng 2 - 3 tháng một lần, tuy nhiên bạn có thể tham khảo các gợi ý thời gian và các bộ phận cần bảo trì dưới đây để sắp xếp thời gian bảo trì cho hợp lý.
Hàng Tháng: Kiểm tra nhanh các bộ phận quan trọng như hệ thống phanh, cảm biến an toàn, và cửa thang máy.
Hàng Quý: Thực hiện kiểm tra chi tiết hơn bao gồm kiểm tra động cơ, cáp kéo, hệ thống điều khiển và hệ thống điện.
Hàng Năm: Thực hiện kiểm tra toàn diện, bao gồm tất cả các bộ phận và hệ thống của thang máy. Thay thế các linh kiện bị mòn hoặc có nguy cơ hỏng hóc.
Bảo trì khi có dấu hiệu bất thường: Nếu bạn nhận thấy thang máy phát ra âm thanh lạ, hoạt động không ổn định, hoặc có dấu hiệu bất thường khác, hãy liên hệ với đơn vị bảo trì ngay lập tức để kiểm tra và khắc phục sự cố.
Theo Khuyến Cáo Của Nhà Sản Xuất: Mỗi nhà sản xuất thang máy có thể có các khuyến cáo riêng về thời gian bảo trì dựa trên thiết kế và cấu tạo của thang máy. Vậy nên luôn tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo thang máy hoạt động bền bỉ và an toàn.
>> Xem thêm: Những điều cần biết khi bảo trì thang máy chung cư
Các công việc cần làm gồm có:
Kiểm tra nguồn điện: Đảm bảo nguồn điện áp đầu vào và các thiết bị đóng, ngắt nguồn điện hoạt động bình thường.
Kiểm tra thiết bị điện: Kiểm tra các thiết bị điện trong hộp tủ điều khiển, rơ le, aptomat, quạt gió, ...
Vặn chặt các vít kẹp: Vặn chặt lại các vít kẹp ở đầu dây điện với cầu đấu và thiết bị điện.
Kiểm tra chế độ nạp điện: Kiểm tra lại chế độ nạp điện của bộ hộp cứu hộ và sự hoạt động của má phanh trái của động cơ.
Điều chỉnh má phanh: Kiểm tra và điều chỉnh phần khe hở của má phanh khi thang máy không làm việc.
Kiểm tra dầu: Kiểm tra mức dầu và lượng dầu trong hộp giảm tốc, đánh giá độ kín và khít của dầu của cổ trục.
Kiểm tra puly và cáp thép: Đảm bảo tình trạng của bộ phận puly và cáp thép.
Kiểm tra bộ hãm tốc độ: Kiểm tra bộ hãm tốc độ, lẫy cơ, công tắc điện, cáp thép và mặt sàn trong phòng máy.
Kiểm tra hệ thống ổ cắm và chiếu sáng: Kiểm tra hệ thống ổ cắm, công tắc, đèn chiếu sáng, cửa ra vào và ổ khóa cửa.
Kiểm tra giếng thang: Đảm bảo không có vật cản hoặc hư hỏng trong giếng thang.
Kiểm tra phần trên cabin: Kiểm tra tình trạng của các bộ phận trên cabin như cáp kéo, bộ phận phanh và cảm biến an toàn.
Kiểm tra đáy giếng thang: Đảm bảo không có nước, rác hoặc vật cản dưới đáy giếng thang.
Kiểm tra dưới cabin: Kiểm tra các bộ phận dưới cabin để phát hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng hoặc mài mòn nào.
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Đảm bảo đèn chiếu sáng trong cabin hoạt động tốt.
Kiểm tra bảng điều khiển: Kiểm tra và đảm bảo tất cả các nút bấm và bảng điều khiển hoạt động chính xác.
Vệ sinh cabin: Lau chùi và vệ sinh bên trong cabin để đảm bảo môi trường sạch sẽ và thoải mái.
Kiểm tra cửa tầng: Đảm bảo cửa tầng mở và đóng mượt mà, không bị kẹt hoặc gặp trục trặc.
Kiểm tra cảm biến cửa: Đảm bảo cảm biến cửa hoạt động chính xác.
Kiểm tra khóa cửa tầng: Đảm bảo khóa cửa tầng hoạt động tốt và an toàn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ bảo trì thang máy của iTEK sẽ rõ hơn về quy trình bảo trì và bảo dưỡng cho thang máy.
Chi phí bảo trì thang máy gia đình sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nơi sản xuất của thang máy (ngoại nhập hay liên doanh), số tầng của thang máy,..Tuỳ vào từng yếu tố mà chi phí sản xuất sẽ khác nhau. Thường thì thang máy ngoại nhập bảo trì sẽ mất nhiều hơn thang máy liên doanh hay số tầng cao bảo trì sẽ tốn hơn số tầng thấp. Bởi vậy, khi lắp đặt thang máy bạn cũng nên chú ý đến những yếu tố này để cân bằng được chi phí bảo dưỡng và hoạt động của thang máy sao cho hợp lý.
Chi phí bảo dưỡng thang máy theo nơi sản xuất:
Thang máy ngoại nhập : 2.000.000 - 4.000.000 đồng trên một lần bảo trì.
Thang máy liên doanh : 400.000 - 800.000 đồng trên một lần bảo trì.
Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ có các gói bảo trì như theo tháng, theo quý, theo năm để cho quý khách đa dạng lựa chọn về giá cả cho thang máy gia đình mình.
Trong quá trình bảo trì thang máy có thể gặp nhiều rủi ro như : an toàn lao động, chất lượng hay các vấn đề về hợp đồng…Bởi vậy bạn cần phải nắm rõ những lưu ý sau để quá trình bảo trì diễn ra một cách trơn tru nhất.
1. Đảm Bảo An Toàn Lao Động: Khi bảo trì thang máy, thang sẽ tạm dừng hoạt động. Để tránh các rủi ro như kẹt trong cabin hoặc ngã vào giếng thang, cần thông báo trước kế hoạch bảo trì cho người nhà và khách. Đảm bảo kỹ thuật viên sử dụng đầy đủ trang thiết bị bảo hộ. Chọn đơn vị dịch vụ uy tín với nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và có chứng chỉ an toàn lao động.
2. Đảm Bảo An Ninh: Kiểm tra thông tin lịch bảo trì và xác minh danh tính kỹ thuật viên. Không cho phép người lạ vào nhà mà không có sự xác minh rõ ràng. Ngay cả khi kỹ thuật viên đã được xác minh, vẫn cần giám sát và có người theo dõi quá trình làm việc. Lắp đặt camera an ninh nếu có thể để quan sát và bảo vệ tài sản.
3. Hợp Đồng Bảo Trì Thang Máy: Hợp đồng cần ghi rõ nội dung, tần suất, mức giá và cam kết về chất lượng. Đây là cơ sở để giám sát và khiếu nại nếu dịch vụ không đảm bảo. Ký hợp đồng với các đơn vị có tư cách pháp nhân để tránh rủi ro lừa đảo và giả mạo.
4. Giám Sát Chất Lượng Bảo Trì: Sau bảo trì, kiểm tra hoạt động của thang máy, bao gồm tiếng ồn, tốc độ, phanh và bảng điều khiển. Kiểm tra các tính năng cứu hộ như ARD (Automatic Rescue Device) hay SRS (Self Rescue System). Kiểm tra đèn, quạt gió và các thiết bị liên quan đến hệ thống điện để đảm bảo an toàn và hoạt động ổn định.
5. Hồ Sơ Bảo Trì Thang Máy: Biên bản bàn giao và hồ sơ bảo trì ghi lại các hoạt động đã thực hiện và tình trạng thang máy. Hồ sơ này giúp lập kế hoạch bảo trì tiếp theo và theo dõi tình trạng thang máy.
Hiểu và nắm rõ những lưu ý khi bảo trì thang máy không chỉ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí mà còn cung cấp cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm về bảo dưỡng thang máy.Hy vọng những thông tin mà Itek Elevator chia sẻ bên trên sẽ xứng đáng với 3 phút bạn bỏ ra. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và muốn tư vấn về các dịch vụ bảo trì thang máy thì vui lòng liên hệ qua địa chỉ:
Địa chỉ: Tầng 8,Tòa nhà Mipec, 229 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 096 222 0880