Nếu bạn đang tìm kiếm những mẫu trần cabin thang máy bắt mắt, sang trọng để làm nổi bật chiếc thang máy của mình nhưng vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu. Hãy để iTEK ELEVATOR giúp bạn giải quyết nỗi băn khoăn này! Cùng tham khảo “Những kinh nghiệm chọn trần cabin thang máy” qua bài viết dưới đây để dễ dàng lựa chọn mẫu trần phù hợp với tổng thể thiết kế cabin, tạo nên không gian hiện đại, thẩm mỹ và đẳng cấp. Hãy để thang máy không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là điểm nhấn nổi bật trong công trình của bạn!
Trần cabin thang máy là phần nằm ở phía trên của cabin, bao gồm hệ thống chiếu sáng, quạt gió (hoặc điều hòa), bộ điều khiển, dây cáp và ống dẫn. Nó không chỉ có tác dụng thẩm mỹ mà còn đảm bảo an toàn và tiện nghi cho người sử dụng.
Cấu tạo của trần cabin thường bao gồm hai lớp:
Lớp trần trên cùng: Đây là phần được thiết kế để bảo vệ cabin khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài, đồng thời không nằm trong tầm nhìn của hành khách.
Lớp trần giả: Đây là lớp mà hành khách có thể nhìn thấy trực tiếp. Vai trò chính của nó là tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian bên trong cabin.
Hiện nay, trần cabin thang máy được thiết kế với nhiều kiểu dáng và ánh sáng khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng và thẩm mỹ, trong đó phổ biến nhất là:
Trần thang máy ánh sáng trực tiếp: Loại trần này sử dụng đèn chiếu sáng downlight, chủ yếu là đèn LED, mang lại ánh sáng mạnh và rõ ràng cho không gian cabin. Ưu điểm của loại trần này là ánh sáng tối ưu, dễ dàng thay thế bóng đèn khi cần, nên được ứng dụng rộng rãi trong các thiết kế thang máy hiện nay.
Trần thang máy ánh sáng gián tiếp: Loại trần này thường được dùng trong các thang máy thủy lực, với bóng đèn gắn cố định ở lớp trần trên, ánh sáng được khuếch tán qua lớp mica hoặc nhựa trong suốt. Thiết kế này mang lại ánh sáng êm dịu, huyền ảo và có tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, việc thay thế bóng đèn của loại trần này đòi hỏi kỹ thuật và thời gian hơn.
Mặc dù không phải là bộ phận quan trọng nhất nhưng trần cabin vẫn là một thành phần không thể thiếu để hoàn thiện thang máy. Trần cabin góp phần tạo nên vẻ đẹp sang trọng, làm giảm sự đơn điệu và tăng tính thẩm mỹ cho không gian bên trong. Do đó, nhiều khách hàng thường ưu tiên lựa chọn các thiết kế trần cabin với họa tiết tinh tế và cuốn hút.
Ngoài ra, vì không gian bên trong cabin thang máy thường thiếu sáng, nên trần cabin luôn được tích hợp thêm hệ thống đèn LED. Điều này không chỉ đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng mà còn góp phần nâng cao trải nghiệm sử dụng cho hành khách.
Trần thang máy được chia thành 2 loại chất liệu chính: trần giả, phần mà hành khách có thể nhìn thấy và trần phía trên, phần không nằm trong tầm quan sát khi thang máy hoạt động.
Vật liệu sử dụng để làm trần cabin thường được lựa chọn dựa trên thiết kế của từng loại trần, nhằm đảm bảo sự hài hòa với tổng thể công trình. Đặc biệt, trong một số thiết kế, trần cabin có thể được làm từ nhựa trong suốt, cho phép hành khách quan sát cảnh vật bên ngoài. Kiểu thiết kế này không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn mang lại cảm giác sáng sủa, thoáng đãng cho thang máy.
Khung trần thang máy: Khung trần của thang máy thường được chế tạo từ các vật liệu như inox hoa văn, inox sọc nhuyễn, inox gương, hoặc tôn sơn, cùng một số vật liệu khác. Việc lựa chọn vật liệu này sẽ phụ thuộc vào loại thang máy được lắp đặt. Ví dụ, đối với thang máy lồng kính, khung trần có thể được làm từ kính hoặc nhựa trong suốt, giúp không gian thêm thoáng đãng. Quyết định này chủ yếu dựa vào nhu cầu và mục đích sử dụng của người dùng, nhằm đảm bảo sự phù hợp với không gian gia đình và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Trang trí trần thang máy: Phần trang trí của trần thang máy cũng có nhiều lựa chọn vật liệu phổ biến, chẳng hạn như mica hoặc nhựa trong suốt. Mỗi loại vật liệu này mang lại những ưu điểm riêng, giúp tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt hoặc giúp thang máy trông hiện đại hơn. Việc lựa chọn vật liệu trang trí phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa tính thẩm mỹ và khả năng sử dụng của thang máy.
Hiện nay, giá trần cabin thang máy rất đa dạng, dao động từ 3.000.000 đến 15.000.000 đồng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Chất liệu trần cabin: Lớp trần chính thường sử dụng các chất liệu như inox gương, inox hoa văn, họa tiết,… Trong khi đó, lớp trần phụ có thể là mica hoặc nhựa trong suốt. Sự khác biệt về chất liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành.
Họa tiết và thiết kế: Các mẫu trần cabin có họa tiết tinh xảo, thiết kế cầu kỳ, tích hợp hệ thống đèn âm trần hoặc thêm các tiện ích như điều hòa,… thường có giá cao hơn so với những thiết kế đơn giản.
Mỗi đơn vị cung cấp sẽ có các mẫu trần cabin với thiết kế và chất liệu phong phú, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và ngân sách của khách hàng. Để được tư vấn chi tiết về các mẫu trần cabin thang máy hoặc giải pháp thang máy phù hợp, hãy liên hệ ngay với iTEK ELEVATOR để nhận báo giá và hỗ trợ tốt nhất!
Trên đây, iTEK ELEVATOR đã chia sẻ cùng bạn “Những kinh nghiệm chọn trần cabin thang máy”, hy vọng bạn đã “bỏ túi” được những mẹo hữu ích để lựa chọn loại trần cabin phù hợp nhất cho mình.
Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu lắp đặt thang máy, đừng ngần ngại liên hệ ngay hotline 096 222 0880 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tận tình và chuyên nghiệp nhé!