Nút bấm thang máy là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thang máy, giúp người sử dụng có thể dễ dàng thao tác và điều khiển thang máy. Hiểu về ý nghĩa các nút bấm sẽ giúp bạn không còn phải loay hoay khi đi thang máy nữa. Dưới đây là những chia sẻ của Itek elevator về nhận biết và phân loại các nút bấm ở thang máy.
Nút bấm thang máy là các bộ phận trên bảng điều khiển cho phép người dùng tương tác và điều khiển hoạt động của thang máy. Nút bấm thang máy nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, giúp thang máy nhận lệnh và di chuyển cabin đến vị trí bạn mong muốn.
Một số vai trò của nút bấm thang máy có thể kể đến như:
Điều khiển thang máy di chuyển và hoạt động theo ý muốn: Nút bấm cho phép người dùng lựa chọn tầng cần đến, mở hoặc đóng cửa thang máy.
Quan sát hoạt động của thang máy: Đèn thông báo trên nút bấm hiển thị trạng thái hoạt động của thang máy, giúp người dùng biết thang máy đang di chuyển, dừng, hoặc mở cửa.
Cảnh báo và thông báo: Các nút và đèn báo trên bảng điều khiển thông báo tình trạng của thang máy như quá tải, gặp sự cố, hoặc đang bảo trì.
Có lẽ bạn sẽ quan tâm đến cách sử dụng thang máy bệnh viện tham khảo để biết thêm về cách sử dụng thang máy.
Nút bấm thang máy xuất hiện ở bên ngoài và bên trong cabin thang máy, với bên ngoài sẽ có 2 nút bấm chính là gọi thang lên và gọi thang xuống, bên trong sẽ có nhiều nút và có nhiều chức năng hơn.
Bên ngoài thang máy
Các nút bấm bên ngoài thang thường đơn giản và ít nút bấm hơn, chủ yếu là hai nút gọi thang lên và gọi thang xuống. Ngoài ra trong 2 nút này còn tích hợp cả tính năng giữ thang, khi bạn muốn giữ thang thì chỉ cần nhấn giữ một trong hai nút này.
∇ : Kí hiệu thang xuống
∆ : Kí hiệu thang lên
Bên trong thang máy
Bên trong thang máy sẽ có cấu tạo nhiều nút phức tạp hơn bên ngoài để người trong cabin có thể điều khiển thang lên xuống theo từng vị trí mong muốn. Ngoài ra, bên trong thang máy cũng được lắp đặt các nút chuông báo, gọi khẩn cấp để đề phòng sự cố hy hữu xảy ra.
⦊⦉ : nút bấm đóng cửa
⦉⦊ : nút bấm mở cửa hoặc giữ thang
①, ②, ③ : các nút chọn tầng
🅟: tầng để xe
Ⓑ: tầng hầm
Ⓖ: tầng trệt
🔔: chuông báo
📞: điện thoại gọi bên ngoài
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về cửa thang máy có nói về vị trí của nút bấm thang máy.
Nút bấm thang máy có thể được phân loại thành hai loại chính: nút bấm cơ học và nút bấm cảm ứng. Mỗi loại có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau.
Nút bấm cơ học là dạng nút bấm được sử dụng khá phổ biến trong thang máy. Loại nút bấm này có một số ưu điểm kể đến như:
Có phần ký tự nổi dành cho người khiếm thị: Giúp người khiếm thị dễ dàng nhận biết và sử dụng thang máy.
Đa dạng về hình dạng nút bấm: Có nhiều kiểu dáng và thiết kế khác nhau, phù hợp với nhiều loại thang máy.
Sở hữu độ nhạy cao: Nút bấm cơ học thường có phản hồi tốt và nhạy, giúp người dùng dễ dàng thao tác.
Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên, nút bấm cơ học có một vài nhược điểm như:
Hay bị chèn bụi bẩn vào giữa các khe hở: Làm giảm hiệu suất hoạt động và khó vệ sinh.
Dễ bị lỏng nút bấm: Sau thời gian dài sử dụng, các nút bấm có thể bị lỏng, gây khó khăn trong việc thao tác.
Bị xước trong quá trình sử dụng: Dễ bị trầy xước và mất thẩm mỹ.
Để sử dụng nút bấm cơ học, bạn cần tác dụng lực vào nút bấm. Sau khi viền (hoặc số tầng) sáng đèn báo hiệu đã nhận và chuyển yêu cầu đến hệ thống điều khiển, thang máy sẽ di chuyển đến số tầng bạn muốn, hoặc thực hiện các chức năng khác như giữ cửa, đóng cửa, thông báo, tùy vào yêu cầu của bạn.
Hiện nay, công nghệ phát triển hơn thì thang máy đã được sản xuất thêm loại có nút bấm cảm ứng. Với dòng nút bấm này thì thường được dùng trong thang máy hộ gia đình hoặc ở những nơi sang trọng, cao cấp. Ta có thể thấy ngay được những ưu điểm của dòng thang máy này như:
Thiết kế hiện đại và sang trọng: Nút bấm cảm ứng mang lại vẻ ngoài tinh tế, phù hợp với các tòa nhà cao cấp và hiện đại.
Dễ dàng vệ sinh: Khác với nút bấm cơ học, nút bấm cảm ứng không có khe hở, giúp tránh tình trạng bụi bẩn chèn vào và dễ dàng lau chùi.
Không bị lỏng lẻo: Nút bấm cảm ứng không bị lỏng sau thời gian dài sử dụng, đảm bảo độ bền cao hơn.
Tích hợp nhiều tính năng hiện đại: Một số bảng điều khiển cảm ứng tích hợp các tính năng như tùy chọn âm nhạc, điều chỉnh quạt gió, và tùy chỉnh âm lượng, mang lại trải nghiệm tiện ích và thoải mái cho người dùng.
Phản hồi nhanh và chính xác: Nút bấm cảm ứng có độ nhạy cao, phản hồi nhanh chóng và chính xác khi người dùng chạm vào.
Bên cạnh đó thì loại nút bấm này cũng đi kèm với một vài nhược điểm như:
Chi phí cao: Thang máy sử dụng nút bấm cảm ứng thường có chi phí lắp đặt và bảo trì cao hơn so với thang máy sử dụng nút bấm cơ học.
Dễ bị hư hỏng nếu gặp va đập mạnh: Mặt kính hoặc bề mặt cảm ứng dễ bị nứt hoặc hỏng nếu chịu lực tác động mạnh, cần thay thế toàn bộ bề mặt nếu bị hư hỏng.
Khó sửa chữa: Hệ thống cảm ứng khá phức tạp, nếu một nút bấm bị hỏng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nút bấm khác, gây khó khăn trong việc sửa chữa.
Yêu cầu về điều kiện môi trường: Nút bấm cảm ứng có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như độ ẩm cao hoặc nhiệt độ quá thấp, gây ra vấn đề trong việc thao tác.
Khó sử dụng đối với một số người dùng: Người lớn tuổi hoặc những người không quen với công nghệ có thể gặp khó khăn khi sử dụng nút bấm cảm ứng, đòi hỏi phải có sự hướng dẫn cụ thể.
>> Xem thêm bài viết về cấu tạo của thang máy gia đình, sẽ giúp bạn có thêm thông tin về nút bấm phù hợp cho thang máy.
Vệ sinh và bảo dưỡng nút bấm thang máy đúng cách giúp duy trì hiệu suất hoạt động, đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho hệ thống thang máy. Với mỗi loại nút bấm khác nhau thì cách vệ sinh cũng khác. Thời gian vệ sinh định kỳ lý tưởng nhất cho thang máy là 2 tháng 1 lần và bảo dưỡng là 6 tháng 1 lần. Cũng như các động cơ khác thì thang máy cũng cần bảo dưỡng, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động trơn tru.
Vệ sinh thang máy cũng rất đơn giản, ai cũng có thể tự làm được, dưới đây là 4 bước cơ bản khi bạn muốn vệ sinh tháng máy,
Bước 1: Sử dụng khăn hoặc vải mềm, mịn thấm nước, lau nhẹ nhàng lên các vị trí nút bấm thang máy để loại bỏ bụi bẩn ban đầu.
Bước 2: Dùng chất vệ sinh chuyên dụng cho thang máy, phun hoặc thoa lên bề mặt các nút bấm. Đợi vài phút để chất tẩy rửa có thời gian tác động. Sau đó, sử dụng bàn chải lông mềm để cọ sạch các vết bẩn cứng đầu trên nút bấm.
Bước 3: Lấy khăn hoặc vải thấm nước, lau lại phần nút bấm vừa được cọ rửa để loại bỏ hoàn toàn chất vệ sinh còn lại trên bề mặt nút bấm.
Bước 4: Sử dụng một chiếc khăn sạch, khô khác để lau khô nước trên bề mặt nút bấm, đảm bảo nút bấm sạch sẽ và khô ráo như lúc ban đầu.
Lưu ý: Với nút bấm cảm ứng thì chỉ nên lấy khăn ẩm thấm nước lau trên bề mặt, không xịt trực tiếp nước vào vì nó sẽ có thể làm hỏng các phần mềm cảm ứng.
Tham khảo dịch vụ bảo trì thang máy mà iTEK đang cung cấp.
Với bảo dưỡng nút thang máy thì bạn nên thuê các bên chuyên về thang máy vì họ sẽ có kinh nghiệm chuyên môn hơn.Về bảo dưỡng thì họ sẽ kiểm tra độ nhạy của các nút bấm, xem nút bấm nào bị lỏng hay cần được sửa chữa không. Đặc biệt bạn không tự ý tháo rời các nút bấm hoặc tự tháo lắp điều chỉnh hệ thống khi không có kinh nghiệm chuyên môn.
Trên đây là những kiến thức về nhận biết, sử dụng và vệ sinh nút bấm thang máy mà Itek Elevator muốn chia sẻ đến bạn. Với kinh nghiệm hơn 60 năm tựu sản xuất và lắp đặt thang máy, chúng tôi hy vọng sẽ hỗ trợ được quý khách trong việc sử dụng thang máy an toàn và hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu về dịch vụ thang máy, có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 096 222 0880 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.