Thang máy cửa lùa là gì? Lựa chọn tối ưu cho không gian hiện đại

Trong bối cảnh đô thị ngày càng chật chội, thang máy cửa lùa đang trở thành xu hướng phổ biến tại các công trình hiện đại với thiết kế thông minh, vận hành êm ái và khả năng tối ưu diện tích. Đây là giải pháp lý tưởng cho nhà phố, biệt thự, khách sạn, trung tâm thương mại và cả các tòa nhà văn phòng cao tầng. 

Trong bài viết này, iTEK ELEVATOR sẽ cùng bạn khám phá chi tiết về thang máy cửa lùa, từ đặc điểm, phân loại, đến ưu điểm, nhược điểm. Để bạn hiểu được tại sao nó lại được ưa chuộng đến vậy và cân nhắc lựa chọn cho công trình của bạn.

Thang Máy Cửa Lùa Là Gì? 

Thang máy cửa lùa là loại thang máy sử dụng cơ chế mở cửa theo phương ngang. Thay vì mở cánh cửa gập hoặc xoay ra phía trước như các loại cửa truyền thống, cửa của loại thang máy này sẽ trượt sang một hoặc hai bên theo hệ ray dẫn hướng. Chính điều đó đã biến thang máy cửa lùa trở thành một lựa chọn lý tưởng cho các công trình có không gian phía trước cửa bị giới hạn.

Đặc điểm của thang máy cửa lùa

  • Loại thang máy này sẽ có hai lớp cửa gồm cửa cabin bên trong và cửa tầng bên ngoài. Khi sử dụng thang máy, người dùng sẽ thấy hai hệ thống cửa này được kết nối, tự động đóng/mở cùng lúc với nhau giúp thời gian mở cửa được tối ưu.

  • Các vật liệu làm cửa thường đa dạng và có thể kết hợp chung với nhau như là inox 304 hoặc kính cường lực khung inox, vừa đảm bảo độ bền, an toàn vừa tạo tính thẩm mỹ. 

  • Ta có thể thấy thang máy cửa lùa được áp dụng phổ biến ở rất nhiều công trình như thang máy ở gia đình, chung cư, khách sạn, bệnh viện hay kho bãi.

Phân biệt với các loại cửa thang máy khác:

Loại cửa thang máy

Cơ chế đóng mở

Ưu điểm chính

Cửa lùa

Trượt ngang một hoặc hai bên

Tiết kiệm không gian, thiết kế hiện đại

Cửa mở tay

Mở quay như cửa truyền thống

Giá rẻ, dễ lắp đặt

Cửa mở gấp

Gấp đôi vào trong cabin

Thường dùng trong thang máy mini

Cơ Chế Hoạt Động Của Thang Máy Cửa Lùa

Thang máy cửa lùa hoạt động dựa trên cơ chế trượt ngang thông minh. Khi người dùng gọi thang, motor sẽ truyền động đến bánh răng kết nối với ray trượt, từ đó kéo các cánh cửa trượt về phía trái, phải hoặc đồng thời sang hai bên tùy vào loại cửa được sử dụng. Đây là cơ chế tối giản nhưng cực kỳ hiệu quả, giúp hạn chế sự cố do va chạm và mang lại trải nghiệm vận hành êm ái.

Một trong những điểm nổi bật là cửa tầng và cửa cabin sẽ mở cùng lúc nhờ chốt khóa điện từ. Điều này giúp người dùng không phải chờ đợi lâu, đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh trường hợp cửa tầng mở khi cabin chưa đến.

Các Loại Thang Máy Cửa Lùa

Phân loại theo số lượng cánh cửa

Về mặt cấu tạo, người dùng thường bắt gặp thang máy có 2 cánh, 3 cánh hoặc 4 cánh.

  • Cửa lùa 2 cánh là loại thông dụng nhất, có thể trượt đều về hai phía hoặc cùng trượt về một bên. Nó được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng, văn phòng nhỏ và nhà phố.

  • Cửa lùa 3 cánh được thiết kế linh hoạt hơn khi một cánh trượt về một phía và hai cánh còn lại theo hướng ngược lại, giúp tối ưu không gian lắp đặt trong những nơi có kích thước hố thang hạn chế.

  • Cửa lùa 4 cánh thường được lắp đặt trong các công trình cần cửa rộng, như bệnh viện, tòa nhà thương mại lớn hoặc thang máy chuyên chở hàng hóa. Bốn cánh cửa sẽ trượt về hai phía, mỗi bên hai cánh giúp tạo không gian mở cửa cực rộng.

Phân loại theo cách mở cửa

Nếu xét theo kiểu mở cửa thì sẽ có hai dạng chính là thang máy cửa lùa mở một bên (Slide Opening - SO) và thang máy cửa lùa mở từ tâm (Center Opening - CO).

  • Đối với dạng cửa mở sang một bên, toàn bộ các cánh cửa sẽ trượt sang trái hoặc phải. Đây là giải pháp đơn giản, chi phí hợp lý và phù hợp cho thang máy gia đình có diện tích nhỏ.

  • Trong khi đó, cửa mở từ tâm có hai cánh hoặc nhiều cánh trượt đều từ trung tâm ra hai phía, tạo cảm giác cân đối, thẩm mỹ và mở rộng không gian tối đa thích hợp với công trình cần lưu thông cao. Dòng CO thường được lựa chọn trong những công trình yêu cầu cao về sự sang trọng và thiết kế tinh xảo.

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Thang Máy Cửa Lùa

Ưu điểm của thang máy cửa lùa

Lý do khiến thang máy cửa lùa ngày càng được ưa chuộng chính là vì nó mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng cửa truyền thống.

  • Tiết kiệm không gian phía trước: Với cơ chế trượt ngang, thang máy không cần khoảng lùi phía trước để mở cửa, từ đó rất phù hợp với những công trình bị giới hạn ở khu vực sảnh chờ thang máy, đặc biệt phù hợp với nhà phố hẹp ngang.

  • Trải nghiệm thoải mái: Khi sử dụng, thang máy cửa lùa sẽ mang lại cảm giác thoải mái với không gian mở rộng hơn. Điều này đặc biệt hữu ích khi phục vụ người già, trẻ em hoặc người dùng xe lăn, giúp họ di chuyển dễ dàng và an toàn hơn.

  • Cảm biến cửa an toàn: Hệ thống cảm biến vật cản và cảm biến chống kẹp cửa tích hợp sẵn sẽ tự động dừng cửa nếu có vật cản, nâng cao độ an toàn tối đa.

  • Thẩm mỹ cao: Thiết kế hiện đại của cửa lùa giúp tăng thêm vẻ sang trọng, đồng thời dễ dàng kết hợp với nội thất hoặc mặt dựng kính hiện đại trong các kiến trúc mới.

Nhược điểm của thang máy cửa lùa

Tuy nhiên có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó, thang máy cửa lùa vẫn tồn tại một số hạn chế.

  • Chi phí đầu tư ban đầu thường cao hơn so với cửa mở tay do yêu cầu kỹ thuật lắp đặt phức tạp hơn.

  • Sau một thời gian dài sử dụng, cửa có thể phát ra tiếng ồn nhẹ do ma sát cánh cửa nếu không được bảo trì thường xuyên.

  • Tốc độ mở đóng của thang máy cửa lùa thường chậm hơn so với loại cửa mở gấp, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất trong công trình có mật độ sử dụng cao.

So Sánh Thang Máy Cửa Lùa SO Và Cửa Lùa CO

Khi đứng trước lựa chọn giữa hai dòng cửa lùa phổ biến là Slide Opening (SO) và Center Opening (CO), nhiều người dùng băn khoăn không biết nên chọn loại nào cho phù hợp. 

Trên thực tế, cả hai đều là dòng cửa thang máy tự động với độ an toàn cao, dễ bảo trì và vận hành ổn định. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nằm ở cơ chế hoạt động và yêu cầu lắp đặt.

Tiêu chí

Cửa lùa SO

Cửa lùa CO

Cơ chế đóng mở

Trượt về một phía

Mở từ trung tâm, chia đều hai bên

Yêu cầu hố thang

Nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích

Cần không gian rộng hơn cho ray trượt

Thẩm mỹ và tiện ích

Đơn giản, gọn gàng

Sang trọng, dễ phối hợp nội thất cao cấp

Lựa chọn giữa SO và CO nên dựa trên thực tế công trình. Nếu bạn đang xây nhà phố với chiều ngang hạn chế, cần tiết kiệm diện tích và tối ưu chi phí thì SO là lựa chọn hợp lý. Ngược lại, nếu bạn muốn không gian sang trọng, cửa mở rộng và thiết kế tinh tế, CO chắc chắn là dòng sản phẩm đáng đầu tư.

Báo Giá Thang Máy Cửa Lùa

Giá của thang máy cửa lùa không cố định, dao động trong khoảng từ 300 triệu - 1.5 tỷ đồng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: 

  • Kích thước thang máy: Kích thước thang máy lớn dẫn tới kích thước các lá cửa cũng lớn hoặc phải làm nhiều lá cửa hơn, từ đó đẩy cao chi phí lắp đặt và xây dựng.

  • Công suất thang máy: Thang máy kích thước lớn đòi hỏi động cơ công suất cao để vừa đảm bảo hoạt động, vừa duy trì sự nhịp nhàng, trơn tru của hệ thống cửa thang. Tuy nhiên những dòng thang công suất cao thường đi kèm với mức giá lớn hơn.

  • Vật liệu và thiết kế cửa: Các vật liệu chất lượng, bền bỉ nhằm đem đến trải nghiệm vượt trội, điều này dẫn tới chi phí cao. Thiết kế tùy chỉnh, màu sắc đặc biệt, logo cá nhân hóa cũng làm tăng giá sản phẩm.

  • Tải trọng, số tầng và tốc độ: Tải trọng, tốc độ di chuyển, số điểm dừng và chiều cao công trình là những yếu tố kỹ thuật tác động trực tiếp đến tổng chi phí đầu tư bởi chúng ảnh hưởng đến động cơ và thiết kế kỹ thuật.

  • Thương hiệu và nhà cung cấp: Những thương hiệu nổi tiếng và đơn vị cung cấp uy tín thường có giá cao hơn nhưng đổi lại là chất lượng, độ ổn định và chính sách bảo hành uy tín.

Thang máy cửa lùa là giải pháp lý tưởng cho các công trình hiện đại, mang lại sự tiện nghi, an toàn, và thẩm mỹ. Với khả năng tiết kiệm không gian, vận hành êm ái, và tính ứng dụng cao, loại thang máy này đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường.  Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về thang máy cửa lùa. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thang máy phù hợp và còn băn khoăn về thang máy cửa lùa thì hãy liên hệ ngay với iTEK ELEVATOR để được tư vấn và báo giá chi tiết!

Messenger